Khoai tây chiên lắc phô mai | Shopee Việt NamNgày 18/7/2024, Bộ Y tế đã ra Thông tư 12/2024/TT-BYT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/8/2025.

Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật này quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với sản phẩm rượu bổ được công bố là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Về quy định giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định như sau: Chỉ tiêu Arsen (As): 5,0 mg/kg hoặc mg/L – As tổng số; 1,5 mg/kg hoặc mg/L – As vô cơ, chỉ giám sát As vô cơ khi hàm lượng As tổng số lớn hơn 1,5 mg/kg hoặc mg/L; Chỉ tiêu Cadmi (Cd): 3,0 mg/kg hoặc mg/L – Chứa thành phần từ rong biển hoặc từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ; 1,0 mg/kg hoặc mg/L – Không chứa thành phần từ rong biển hoặc từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ; Chì (Pb): 10,0 mg/kg hoặc mg/L; Thủy ngân (Hg): 0,5 mg/kg hoặc mg/L.

Về quy định giới hạn tối đa vi sinh vật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định đối với nhóm sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần từ thực vật, phải được xử lý bằng nước sôi (ngâm nước sôi, nhúng nước sôi…) theo hướng dẫn trước khi sử dụng; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần từ thực vật; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần từ động vật hoặc khoáng vật hoặc hỗn hợp của hai hoặc nhiều thành phần từ động vật, khoáng vật và thực vật; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều loại thành phần: vitamin, khoáng chất, acid amin, acid béo, enzyme, chất có hoạt tính sinh học đã xác định về mặt hóa học; Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chỉ chứa các probiotic..

Việc ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Nguồn: TBT Quảng Ninh