Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13991:2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố đưa ra quy định về truy xuất nguồn gốc – Hướng dẫn truy xuất nguồn gốc thuỷ sản
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về cách xác định, định danh và theo dõi đối tượng truy xuất nguồn gốc, các thành phần dữ liệu cần thu thập và lưu trữ đối với các bên tham gia vào chuỗi cung ứng thủy sản dùng cho người.
Tiêu chuẩn này được áp dụng đối với thủy sản đánh bắt và nuôi trồng. Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các sản phẩm thủy sản đánh bắt và nuôi trồng sau: nhuyễn thể, động vật giáp xác và cá có vây.
Về xác định đối tượng truy xuất bao gồm: Định danh đối tượng truy xuất; Quản lý mã truy vết vật phẩm; Định danh theo lô/mẻ và số sê-ri; Các kiểu sản phẩm và cách bao gói.
Về gán mã đối tượng truy xuất: Định danh tự động là điều kiện tiên quyết để theo dõi nhanh chóng và chính xác các đối tượng truy xuất. Ở mức tối thiểu, tổ chức sử dụng mã định danh, số lô/mẻ và số sê-ri nếu có để đánh dấu trên đối tượng truy xuất. Tổ chức sử dụng các loại vật mang dữ liệu thích hợp để mã hóa và đánh dấu trên đối tượng truy xuất gồm: Gán mã thùng; Gán mã sản phẩm bên trong; Gán mã đơn vị logistic; Gán mã thủy sản sống từ nhà cung cấp; Gán mã các thành phần, sản phẩm khác.
Yêu cầu về dữ liệu truy xuất: Dữ liệu truy xuất nguồn gốc thủy sản là cần thiết để cung cấp cho các bên thông tin về những gì đã xảy ra ở phía trước trong chuỗi. Những dữ liệu này cần được ghi lại bởi mỗi bên, bao gồm các phần tử dữ liệu chính và sự kiện theo dõi trọng yếu gồm: Phần tử dữ liệu chính; Dữ liệu chính về địa điểm và các bên; Dữ liệu chính về vật phẩm – cấp độ đơn vị/lô; Dữ liệu chính của thương phẩm – cấp độ thương phẩm, lô và đơn vị.
Nguồn: TBT Quảng Ninh