Theo quy định tại Thông tư 42/2019/TT-BLĐTBXH về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy (QCVN 02:2019/BLĐTBXH), yêu cầu đối với thang máy sản xuất trong nước, nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường phải được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn này bởi tổ chức chứng nhận được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoặc thừa nhận.

Tại Quy chuẩn này cũng quy định thang máy phải công bố hợp quy và chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Nội dung chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy. Các bộ phận an toàn của thang máy, gồm có: Thiết bị khóa cửa cửa tầng và khóa cửa cabin (nếu có); Bộ hãm an toàn; Hệ thống phanh của dẫn động; Bộ khống chế vượt tốc; Bộ giảm chấn; Van ngắt/van một chiều.

Việc đánh giá chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy phải bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra về các hồ sơ thiết kế, lý lịch thang máy. Thực hiện kiểm tra/thử nghiệm các bộ phận/thiết bị an toàn của thang máy. Trên giấy chứng nhận hợp quy phải thể hiện các thông tin về thang máy, bao gồm: Mã hiệu; Số chế tạo; Nhà chế tạo; Xuất xứ; Năm sản xuất; Đặc trưng kỹ thuật (Loại thang, tải trọng, vận tốc định mức, số điểm dừng, số lượng người cho phép trong thang máy).

Việc đánh giá sự phù hợp sẽ được thực hiện theo một trong 8 phương thức quy định tại Tại Điều 5 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN để chứng nhận hợp quy.

Nguồn: TBT Quảng Ninh