Trong giai đoạn từ năm 2022 – 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố một số tiêu chuẩn liên quan đến xác thực nguồn gốc thực phẩm, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn TCVN 13839:2023 về xác định hàm lượng 16-O-methylcafestol trong cà phê rang bằng phương pháp HPLC.
Tiêu chuẩn TCVN 13841:2023 (ISO 20813:2019) về yêu cầu chung và định nghĩa đối với phương pháp phát hiện và xác định nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật trong thực phẩm, sản phẩm thực phẩm (dựa trên axit nucleic) và bộ tiêu chuẩn TCVN 13842 (ISO/TS 20224) (gồm 5 phần) để phát hiện nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, cụ thể là phát hiện ADN của bò, cừu, lợn, gà, dê trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng kỹ thuật real-time PCR.
Nhóm Tiêu chuẩn từ TCVN 13815:2023 đến TCVN 13819:2023 đưa ra phương pháp đo khối phổ tỷ số đồng vị để xác định tỷ số đồng vị cacbon bền (13C/12C) của etanol/đường/thịt quả trong nước quả, tỷ số đồng vị ôxy bền (18O/16O) và hydro bền (2H/1H) của phần nước trong nước quả.
Nhóm Tiêu chuẩn đối với mật ong: TCVN 13844:2023 về xác định đường thực vật C-4 bằng phương pháp đo tỷ số đồng vị cacbon bền; TCVN 13845:2023 xác định hàm lượng đường bằng HPLC và TCVN 13846:2023 xác định hàm lượng phấn hoa tương đối.
Nhóm Tiêu chuẩn đối với sữa, sản phẩm sữa, thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và thức ăn dinh dưỡng dành cho người lớn: TCVN 13802:2023 (ISO 16958:2015) về xác định thành phần axit béo bằng phương pháp sắc ký khí mao quản và TCVN 13804:2023 (ISO 23970:2021) xác định melamin và axit cyanuric bằng sắc ký lỏng hai lần khối phổ (LC-MS/MS).
Nguồn: TBT Quảng Ninh