Belize Bureau of Standards - WORLD STANDARDS DAY 2021 — STANDARDS FOR SDGS  OUR SHARED VISION FOR A BETTER WORLD | FacebookTừ năm 1970, ngày 14/10 hằng năm đã được 3 tổ chức tiêu chuẩn hóa hàng đầu là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO), Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) chọn là Ngày Tiêu chuẩn thế giới nhằm vinh danh những đóng góp và hợp tác của hàng nghìn tổ chức, chuyên gia trên toàn thế giới trong hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

Ngày Tiêu chuẩn thế giới (14/10) năm nay có chủ đề là “Tiêu chuẩn phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững – Tầm nhìn chung cho một thế giới tốt đẹp hơn” nhằm nhấn mạnh vai trò của tiêu chuẩn là công cụ, cách thức góp phần giúp các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc nhằm giải quyết sự mất cân bằng xã hội, phát triển nền kinh tế bền vững và làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu. Để đạt được các mục tiêu này đòi hỏi sự hợp tác của nhiều đối tác nhà nước và tư nhân, đồng thời cần sử dụng tất cả các công cụ sẵn có, bao gồm cả các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn Quốc gia.

Tiêu chuẩn cung cấp những giải pháp để giải quyết các thách thức liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững; Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên sự hợp tác (thế giới không thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững một cách đơn độc); Tiêu chuẩn có thể giúp chúng ta gây dựng và phục hồi mọi thứ trở lại tốt đẹp hơn (COVID-19 đã làm gia tăng tính cấp thiết phải đạt được các mục tiêu phát triển bền vững).

Mục tiêu của Ngày Tiêu chuẩn Thế giới là nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêu chuẩn hóa toàn cầu đối với nền kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy vai trò của nó trong việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, ngành công nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Đồng thời, tri ân những nỗ lực hợp tác của các chuyên gia trên toàn thế giới, những người đã phát triển các thỏa thuận kỹ thuật tự nguyện được công bố dưới dạng Tiêu chuẩn Quốc tế cũng như những tình nguyện viên trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hóa.

Trong thời gian qua, Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) được phát triển theo hướng tăng cường hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến… đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bảo đảm an toàn, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về tiêu chuẩn hóa: Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; luật đo lường… Các chính sách, công cụ thúc đẩy tiểu chuẩn hóa: Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030; Trong đó nội chủ yếu là Hỗ trợ nhiệm vụ tiêu chuẩn hóa để nâng cao NSCL tăng sức cạnh tranh hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Quốc tế;  và mục đích”Tiêu chuẩn thúc đẩy năng lượng xanh, phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững”. Quảng Ninh cũng là tỉnh đi đầu trong công tác tiêu chuẩn hóa; Hàng năm tỉnh cũng quan tâm phê duyệt kế hoạch về tiêu chuẩn hóa để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình nâng cao NSCL một cách bền vững; góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh; Trong đó chú trọng đến các tiêu chuẩn về đổi mới sáng tạo 56000; Môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Nguồn: TBT Quảng Ninh