Các loại gỗ phổ biến nhất hiện này được sử dụng trên thị trườngDự thảo Thông tư quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo. Trong đó, quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc lâm sản. Theo dự thảo, các loại gỗ phải thực hiện xác nhận nguồn gốc bao gồm: Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước; Gỗ thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 Thông tư này (Cụ thể là cây gỗ tự nhiên thuộc loài thông thường còn sót lại hoặc tái sinh tự nhiên trong rừng trồng là rừng sản xuất); Gỗ có nguồn gốc nhập khẩu sau thông quan từ quốc gia không thuộc vùng địa lý tích cực hoặc gỗ thuộc loài rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của Chính phủ về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam; Gỗ của loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES; đ- Gỗ xuất khẩu không thuộc điểm a, điểm b, điểm c theo đề nghị của tổ chức, cá nhân.

Các loại động vật, thực vật rừng ngoài gỗ phải thực hiện xác nhận nguồn gốc bao gồm: Thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Phụ lục CITES; Động vật rừng, bộ phận, dẫn xuất và sản phẩm của của động vật rừng; động vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES.

Hồ sơ đề nghị xác nhận nguồn gốc lâm sản, gồm: Bản chính Giấy đề nghị xác nhận nguồn gốc gỗ; Bản chính Bảng kê lâm sản; Bản sao hồ sơ nguồn gốc hợp pháp; Bản chính Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản hoặc Phiếu theo dõi xuất lâm sản trong trường hợp tổ chức, hộ kinh doanh có hoạt động chế biến, mua bán lâm sản theo dõi nhập, xuất lâm sản bằng sổ điện tử.

Cơ quan Kiểm lâm sở tại chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xác nhận nguồn gốc lâm sản.

Nguồn: TBT Quảng Ninh